Lý luận về văn hóa biểu tượng là ngành nghiên cứu các sự vật hiện tượng nghệ thuật và văn hóa trên cơ sở chú trọng những thao tác “biểu tượng” (representation) vốn có vai trò cốt cán trong hoạt động văn hóa của con người. Tại khóa học tập trung này, các bài giảng vừa khái quát về mục đích và phương pháp của lý luận văn hóa biểu tượng vừa đưa ra những ví dụ cụ thể có phạm vi rộng từ nghệ năng truyền thống của Nhật Bản đến kịch hiện đại châu Á với trung tâm là loại hình nghệ thuật có liên quan đến biểu diễn (representation), ngoài ra cũng trình bày những nội dung nghiên cứu mới nhất về lý luận phê bình.
Ngày 9/3: sự kiện đêm trước
Ngày 10-11/3: giảng bài
“Kabuki nhìn từ đôi mắt xanh”- Nhập môn
De Vos Patrick (Đại học Tokyo, Sân khấu Pháp - Lý luận nghệ thuật sân khấu )
Ngày 11/3: sự kiện đêm trước
Ngày 12-13/3: giảng bài
“Opera và phép kể chuyện”
Choki Seiji (Đại học Tokyo, Âm nhạc học - Âm nhạc hiện đại)
Ngày 16/3: chiếu DVD
Ngày 17-18/3: giảng bài
“Lý luận điện ảnh đồng tính
Shimizu Akiko (Đại học Tokyo, Chủ nghĩa nữ quyền và lý thuyết đồng tính)
Ngày 18/3: sự kiện đêm trước
Ngày 19-20/3: giảng bài
“Sân khấu kịch hiện đại Nhật Bản”
Uchino Tadashi (Đại học Tokyo, Nghệ thuật sân khấu - Nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn)
Ngày 23/3: sự kiện đêm trước
Ngày 24-25/3: giảng bài
“Phân tích biểu tượng đô thị bằng hình ảnh”
Tanaka Jun (Đại học Tokyo, Lịch sử tư tưởng - Lý luận đô thị)
Ngày 26-27/3: Giảng bài
“Vượt qua cái hiện đại và cấu tạo biểu tượng”
Takada Yasunari (Đại học Tokyo, Văn học Anh - Văn hóa biểu tượng cổ điển)
Ngày 20/3: Giảng bài
Takahashi Tetsuya (Đại học Tokyo, Triết học - Lý luận nhận thức lịch sử)