EALAIEAST ASIA LIBERAL ARTS INITIATIVE
tiêng Viêt
Counter:

EALAI là gì?

EALAI là gì?

Tổ chức phát triển giáo dục đại cương Đông Á (East Asia Liberal Arts Initiative, EALAI) là một chương trình giáo dục quốc tế được Đại học Tokyo thực hiện từ năm 2005.

Là nền tảng của giáo dục đại học, giáo dục đại cương có vai trò quan trọng trong việc đào tạo những nhà lãnh đạo thế hệ mới có tầm nhìn rộng lớn, năng lực phán đoán tổng hợp, và những người đi tiên phong trong các lĩnh vực khoa học mới. Kế thừa truyền thống của trường Trung học phổ thông số một trước đây, Đại học Tokyo là trường đại học quốc lập duy nhất ở Nhật Bản hiện còn duy trì và phát triển trường đại cương. Cho tới nay, giáo dục đại cương của chúng tôi luôn tìm kiếm sự dung hòa một cách sáng tạo với những nghiên cứu tiên tiến ở trình độ sau đại học và đã trải qua nhiều lần cải cách.

EALAI đang gửi tới khu vực Đông Á thông điệp về giáo dục đại cương hướng tới sự phát triển toàn diện của sinh viên. Hơn nữa, thông qua và cùng nhau tăng cường trao đổi giáo dục song phương với các trường đại học ở Đông Á (Đại học Bắc Kinh, Đại học Seoul, Đại học Quốc gia Hà Nội), chúng tôi đang hướng tới việc thực hiện một chương trình giáo dục đại cương chung cho khu vực Đông Á.

EALAI là một dự án mới có tính cống hiến quốc tế, gánh vác sự nghiệp đào tạo con người và sự hiểu biết lẫn nhau để xây dựng nền tảng cho Cộng đồng Đông Á.



Các dự án của EALAI

Các dự án của EALAI

Từ năm 1999, Đại học Tokyo đã cùng với ba trường đại học chủ chốt ở Đông Á là Đại học Bắc Kinh, Đại học Seoul và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Diễn đàn bốn trường đại học Đông Á. Nhóm bốn trường đại học này được gọi là BESETOHA, lấy từ những chữ cái đầu trong tên bốn trường. Trên cơ sở những tích lũy có được từ Diễn đàn này, EALAI đang triển khai những dự án sau.

(1) Truyền tải thông tin đến Đông Á
Thông qua việc tổ chức giờ giảng chung với những trường đại học có hợp tác ở Đông Á, biên soạn giáo trình chung, xuất bản tủ sách giáo dục đại cương bằng các thứ tiếng châu Á, EALAI đang phát đi những thông điệp quốc tế về giáo dục đại cương. Cho đến nay, cuốn “Hướng dẫn sách đại cương” (Kobayashi Yasuo - Yamamoto Yasushi, Nhà xuất bản Đại học Tokyo, 2005) đã được dịch sang ba thứ tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và được xuất bản tại các nước.
(2) Thu nhận thông tin từ Đông Á
EALAI đang hoạt động nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu quốc tế của sinh viên trên cơ sở mời giảng viên từ các trường đại học ở Đông Á, tổ chức các giờ học chung về những chủ đề cùng quan tâm của khu vực Đông Á dành cho đối tượng là sinh viên giai đoạn đại cương của trường Đại học Tokyo.
(3) Giáo dục đại cương phát đi từ châu Á
Nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau tại Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng tôi đang hướng tới việc xây dựng nền giáo dục đại cương theo chủ đề và văn hóa Đông Á. Chúng tôi cũng đang đảm đương công cuộc đổi mới giáo dục đại cương như áp dụng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), chú trọng giờ giảng theo hình thức thực tiễn và thảo luận.


Nội dung hoạt động trong năm

Diễn đàn bốn trường đại học Đông Á
(1) Diễn đàn bốn trường đại học Đông Á
EALAI đảm nhận một cách tích cực hoạt động của diễn đàn này và đang hoạt động nhằm hiện thực hóa những thành quả của nó. Diễn đàn là nơi vào mùa thu hàng năm, giám đốc và giảng viên bốn trường đại học tập trung lại, thảo luận về những chủ đề chung trong giáo dục đại cương tại các trường đại học ở Đông Á và đã được tổ chức tại tại Đại học Seoul năm, tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006, tại Đại học Tokyo năm 2007, tại Đại học Bắc Kinh năm 2008. Sau đó, các trường thay phiên nhau tổ chức và vào năm 2011, một lần nữa diễn đàn này đã được tổ chức tại Đại học Tokyo.
(2) Tổ chức bài giảng chuyên đề
Từ năm 2005, liên kết với các dự án trong trường, EALAI đã mời các giảng viên là những người đang đi đầu trong lĩnh vực của họ ở trong và ngoài trường, tổ chức các bài giảng theo hình thức tổng quát với chủ đề liên quan đến Đông Á. Các bài giảng này lấy đối tượng chủ yếu là sinh viên giai đoạn đầu (năm thứ 1, năm thứ 2) và các giờ học luôn diễn ra sôi nổi với nhiều cuộc thảo luận. Trong học kỳ I năm 2011, bài giảng “Ẩm thực ở châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa” đã được tổ chức tại KALS (Komba Active Learning Studio)
(3) Tổ chức giờ học từ xa với nước ngoài
Từ năm 2008, EALAI đã tổ chức các bài giảng E-lecture với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Seoul. E-lecture được tiến hành với hình thức sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình tại phòng học từ xa và truyền phát bài giảng bằng phương thức tương tác thời gian thực. Sinh viên tiếp thu bài giảng của giáo viên nước ngoài và thảo luận với sinh viên nước ngoài thông qua màn hình. Trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi đang tiến hành các bài giảng có liên quan đến Nhật Bản bằng tiếng Nhật dành cho đối tượng là bộ môn Nhật Bản, bài giảng bằng tiếng Anh với khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và những bài giảng bằng tiếng Anh chủ yếu trong lĩnh vực khoa học xã hội với Đại học Seoul.
(4) Tổ chức các buổi seminar (buổi nói chuyện)
Được tổ chức từ năm 2009, buổi gặp gỡ có tính chất mở là buổi seminar theo hình thức thảo luận mở, mỗi lần đưa ra một chủ đề thống nhất, ban đầu một hay nhiều diễn giả sẽ đưa ra vấn đề, trên cơ sở đó những người tham gia sẽ thảo luận một cách tự do. Buổi đầu tiên đã được tổ chức vào tháng 7 năm 2009 với chủ đề “Từ trường của chữ Hán – nguyên lý văn tự của Đông Á”. Sau đó, trong năm học 2010, chúng tôi đã mời diễn giả đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Seoul, tổ chức 3 buổi seminar và buổi nào cũng diễn ra với những thảo luận rất sôi nổi.