EALAIEAST ASIA LIBERAL ARTS INITIATIVE
tiêng Viêt
Counter:

Forum and intensive lectures at Nanjing University/Khóa học tập trung Đại học Nam Kinh

“Phân tích biểu tượng đô thị bằng hình ảnh”, Tanaka Jun (Lịch sử tư tưởng - Lý luận đô thị)

Trong bài giảng này, tôi sẽ giảng về phân tích biểu tượng đô thị bằng hình ảnh lấy xuất phát điểm là thành quả của bài giảng - thực hành về ảnh đô thị tại Đại học Nam Kinh tháng 3/2006 và giờ seminar tương tự đã được thực hiện dành cho sinh viên năm thứ 1, năm thứ 2 Đại học Tokyo từ tháng 4 đến tháng 7/2006. Sau khi dẫn nhập về phương pháp luận xung quanh việc sử dụng hình ảnh như là phương pháp điều tra xã hôi, tôi sẽ giới thiệu về giờ seminar ở Nam Kinh và Tokyo năm 2006. Hơn nữa, tôi sẽ đưa ra một vài nhà nhiếp ảnh và khảo sát về đặc tính của từng bức ảnh đô thị. Tôi muốn vừa làm tăng thêm hiểu biết về một phương tiện truyền thông là nhiếp ảnh vừa giới thiệu một cách tiếp cận học thuật mới đối với đô thị. Tôi sẽ sử dụng thông tin trên website đã làm trong lần seminar trước đây cho phần chuẩn bị bài, đồng thời với những người có nguyện vọng nghe giảng lần này, tôi dự kiến yêu cầu mọi người đăng tải những bức ảnh về Nam Kinh. Nếu có thể, tôi sẽ chọn các lưu học sinh Trung Quốc đang lưu học ở Nhật làm trợ lý và bổ sung thêm phần trả lời câu hỏi, phần thảo luận về lý luận nhiếp ảnh, lý luận đô thị hoặc là tổng thể lý luận văn hóa biểu tượng vào trước và sau giờ học.

Sự kiện đêm trước: Thảo luận mang tính dẫn nhập (bao gồm cả lưu học sinh Trung Quốc)
1) Sử dụng ảnh như là phương pháp điều tra xã hội – Cách tiếp cận xã hội học - Nhân chủng học
2) Ảnh Nam Kinh và ảnh Tokyo – Dựa trên ảnh thực tế mà sinh viên chụp (1)
3) Ảnh Nam Kinh và ảnh Tokyo – Dựa trên ảnh thực tế mà sinh viên chụp (2)
4) Nhiếp ảnh gia- người thám hiểm đô thị (1) Moriya Daido
5) Nhiếp ảnh gia- người thám hiểm đô thị (2) Hatakeyama Naoya
    Tổng kết: Thảo luận tổng quát (bao gồm cả lưu học sinh Trung Quốc)

Website tham khảo
Câu lạc bộ nhiếp ảnh đường phố Komaba. →http://urbanphoto.seesaa.net/
Trang web giờ học tại Đại học Tokyo học kỳ I năm 2006 (Cần ID và mật khẩu)

Tài liệu tham khảo
*Tanaka Jun, “Toshi no shigaku - Basho no kioku to choko”
    (Thi học đô thị- ký ức và dấu hiệu địa điểm), Nxb. Tokyo daigaku shuppankai, 2008
*Tanaka Jun, “Toshi hyosho bunseki I” (Phân tích biểu tượng đô thị, tập I), Nxb. Inax, 2000
*Goto Noriaki, “Toshi wo miru, toshi wo yomu – shashin de kataru: Tokyo no shakaigaku”,
    Gendai denshoron kenkyukai (hen), “Gendai toshi denshoron – minzoku no saihakken”
    (Quan sát đô thị, đọc đô thị - Kể bằng hình ảnh: Xã hội học của Tokyo, Hội nghiên cứu lý luận truyền thụ hiện đại,
    “Lý luận truyền thụ đô thị hiện đại – Tái phát hiện dân tục”), Nxb. Iwata shoin, 2005, tr.83-121
http://urbanphoto.up.seesaa.net/image/Goto2005.pdf
*Sekine Yasumasa, “Tokyo jinrui gaku suru, tame no oboegaki”, Sekine Yasumasa (hen),
    “Toshi tekinaru mono nogenzai: bunkajinruigakutekikosatsu” (Ghi nhớ để nghiên cứu nhân chủng học về Tokyo,
    Sekine Yasumasa chủ biên,“Hiện tại của những cái thuộc về đô thị: Khảo sát từ văn hóa nhân chủng học”,
    Nxb. Tokyo daigaku shuppankai, 2004, tr.513-526
http://urbanphoto.up.seesaa.net/image/Sekine2004.pdf