EALAIEAST ASIA LIBERAL ARTS INITIATIVE
tiêng Viêt
Counter:

Forum and intensive lectures at Nanjing University/Khóa học tập trung Đại học Nam Kinh

“Sâu khấu kịch hiện đại của Nhật”,
           Uchino Tadashi (Nghệ thuật sân khấu – Nghiên cứu nghệ thuật trình diễn)

Bài giảng này sẽ khái quát về những dạng thức của nghệ thuật sân khấu với trung tâm là Nhật Bản sau thập niên 1960 từ quan điểm lịch sử văn hóa biểu tượng. Cụ thể, trước tiên bài giảng sẽ giải thích về “tân kịch” - loại hình tiền sử của sân khấu kịch hiện đại. Đây là loại hình sân khấu mà ở đó mối quan hệ phức tạp nửa yêu nửa ghét đối với “phương Tây hiện đại” đã có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành của bản thân tân kịch. Bài giảng sẽ đưa ra những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa các kịch bản được đưa ra trong giờ học với cơ thể của diễn viên hoặc với diễn xuất, sau đó sẽ giải thích về kịch sân khấu nhỏ trong từng thời kỳ dựa theo phân kỳ lịch sử rộng là thập niên 1960-1070, thập niên 1980, thập niên 1990 và từ sau 2001. Đây là nghệ thuật sân khấu lấy (hoặc được lấy) trung tâm là diễn xuất và cơ thể của diễn viên. Với tài liệu giảng dạy là tư liệu hình ảnh của các tác phẩm tiêu biểu và ngôn thuyết của đúng thời đại đó, tôi nghĩ rằng những câu hỏi được đưa ra trong các tác phẩm này sẽ trở nên rõ ràng.

1) Thời kỳ tiền sử của kịch sân khấu nhỏ - Tân kịch và “phương Tây hiện đại”
2) Thời đại của cơ thể - kịch địa đạo (angora engeki) và chủ nghĩa dân tộc (Kara Juro, Suzuki Tadashi)
3) Hướng tới sự ảo ảnh – Bỏ chạy và chủ nghĩa tư bản (Noda Hideki)
4) Phát minh của chủ nghĩa hiện thực – Cơ thể được che dấu và sự sụp đổ của ngôn từ (Hirada Oriza)
5) Hướng tới/Từ toàn cầu hóa – Cơ thể trẻ con và tính khu vực “châu Á” (Okada Toshiki, Yanaihara Miho)
  (  )là tên tác gia dự định đưa ra

Tài liệu tham khảo
*Uchino Tadashi, “Merodorama no gyakushu “watashi engeki” no 1980 nendai”
  (Sự tấn công ngượccủa kịch melo –thập niên 1980 của kịch cá nhân), Nxb. Keiso shobo, 1996.
*Kan Takayuki, “Sengo engeki – shingeki wa norikoeraretaka”
  (Kịch sau chiến tranh – Tân kịch có thể đã bị vượt qua?), Nxb. Asahi Shimbunsha, 1981.
*Kara Juro, “Tokkenteki nikutairon” (Lý luận cơ thể mang tính đặc quyền), Nxb. Hakusuisha, 1997.
*Suzuki Tadashi, “Engeki towa nanika” (Kịch là gì?), Nxb. Iwanami shinsho, 1988.
*Senda Akihiko (chủ biên), “Gekiteki runessansu – gendai engeki wa kataru”
  (Sự phục hưng kịch tính- câu chuyện về kịch hiện đại), Nxb. Riburopoto, 1983.
*Senda Akihiko, “Nihon no gendai engeki” (Kịch hiện đại Nhật Bản), Nxb. Iwanami shinsho, 1995
*Senda Akihiko, “Gekidan - gendai engeki no choryu”
  (Lời thoại trong kịch – Trào lưu của kịch hiện đại), Nxb. Shogakkan, 2001.
*Hirata Oriza, “Hirata Oriza no shigoto 1 - Gendai kogo engeki no tame ni”
  (Công việc của Hirada Oriza 1 – Để diễn kịch nói hiện đại), Nxb. Banseisha, 1995
*Watanabe Moriaki, “Engeki to wa nanika” (Kịch là gì?), Nxb. Kodansha gakujutsu bunko, 1990