EALAIEAST ASIA LIBERAL ARTS INITIATIVE
tiêng Viêt
Counter:

Forum and intensive lectures at Nanjing University/Khóa học tập trung Đại học Nam Kinh

“Điện ảnh Nga với tư cách là lịch sử của biểu tượng”, Ura Masaharu (văn học-nghệ thuật Nga)

Bài giảng này phân tích điện ảnh Nga từ quan điểm lý luận văn hóa biểu tượng. Văn hóa Nga từ thời kỳ trung thế được đặt dưới “chủ nghĩa văn học trung tâm” rất mạnh. Do đó, nghệ thuật điện ảnh đại diện cho văn hóa thị giác của thế kỷ XX bị thúc ép những đối sách đối với logos không có sự thừa nhận và không thừa nhận.
Bài giảng trình bày về Eisenstein và Vertov, những người đã thoát ra khỏi xiềng xích của ngôn từ, bắt tay với những người thuộc phái tiền vệ Nga vốn định vô hiệu hóa ngôn từ và mang lại cuộc cách mạng ngôn ngữ điện ảnh, về nền điện ảnh thời kỳ Stalin vốn được thống nhất thẳng đứng với hệ thống cấp bậc văn hóa có đỉnh là “văn học”, về Tarkovsky và Parajanyan, những người đã làm giải thể chủ nghĩa trung tâm của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa bằng sự khoái lạc của thị giác. Lịch sử điện ảnh Nga thế kỷ XX không có gì khác chính là lịch sử tranh đấu của biểu tượng.

(* Tài liệu tham khảo)

1) Yếu tố thoại cường điệu trong phim câm Nga
*Yuri Tsivian, Early Cinema in Russia and its Cultural Reception.

2) Những phát hiện của việc dựng phim: Từ Kuleshop đến Eisenstein
*Denise J. Youngblood, Siviet Cinema in the Silent Era, 1918-1935.

3)  Yếu tố công kích của điện ảnh: Eisenstein
*David Bordwell, The Cinema of Eisenstein.

4) Điện ảnh với tư cách là sự thật: Dziga Vertov
*Jeremy Hicks, Dziga Vertov: Defining Documentary Film.

5) Từ thập niên 1920 đến thập niên 1930: “Đường chân trời” và “thẳng đứng”
*Richard Taylor and Derek Spring (eds.), Stalinism and Soviet Cinema.

6) Sự tái phát hiện về “khoái lạc của thị giác”: Tarkovsky và Parajanyan
*Vida T. Johnson and Graham Petrie, The Films of Andrei Tarkovsky: A Visual Fugue.

Tài liệu tham khảo tiếng Nhật
*Iwamoto Kenji, “Điện ảnh và sân khấu của trường phái tiền vệ Nga”, NXB Suiseisha, 1998
*Oishi Masahiko, Tanaka Yo (chủ biên), “Trường phái tiền vệ Nga 3, Cấu trúc ngôn ngữ hình ảnh của ngày hôm qua”, NXB Kokushokankokai, 1994
*Ludas&Jean Schnitzer, Marcel Martin (biên soạn), “Trường phái tiền vệ Nga trong hồi tưởng”, Iwamoto Kenji, Oichi Masahiko, Iwamoto Jun dịch, NXB Shinjidai, 1987