EALAIEAST ASIA LIBERAL ARTS INITIATIVE
tiêng Viêt
Counter:

Forum and intensive lectures at Nanjing University/Khóa học tập trung Đại học Nam Kinh

“Cơ thể múa của thế kỷ XX chạy từ Đông sang Tây”,
        De Vos Patrick, “Sân khấu Pháp-Lý luận nghệ thuật sân khấu”

Bài giảng này đã đưa ra vấn đề “cơ thể”- khởi nguồn đáng lưu ý của văn hóa biểu tượng thế kỷ XX, từ quan điểm nghệ thuật sân khấu. Cụ thể, bài giảng đặc biệt chú ý đến tác phẩm của hai diễn viên múa kiêm biên đạo múa hoạt động trong bối cảnh hoàn toàn khác nhau về thời đại, văn hóa là Vaslav Fomich Nijinsky và Hijikata Tatsumi, phân tích xem họ đã đón bắt được trước hoặc làm nổi bật được sự đứt đoạn của văn hóa cơ thể của thời đại như thế nào.Người nghệ sĩ trên sân khấu của hai nhân vật này đặt ra vấn đề là: sự chất vấn hoặc giải thể bằng nhiều phương pháp về biểu tượng cơ thể dựa trên thị giác, cái vốn mang tính chi phối trong các câu chuyện thần thoại về “cơ thể”- cơ tầng của văn hóa phương Tây (Thiên chúa giáo) và sự phát triển của văn minh cận đại, đã lấy cái gì làm luận điểm. Đó là sự tìm kiếm hướng đến tính mới, tính vận động, cộng đồng, tính lịch sử và trong giờ học này, nếu có thể thì sẽ xem xét các hình ảnh và giới thiệu từng khía cạnh.

1) Sự thay đổi của văn hóa sân khấu thời đại kỹ thuật phục chế

2) Tái phát hiện vận động cơ thể và sự khủng hoảng nhịp điệu

3) Cuộc cách mạng “Lễ tế của mùa xuân” của Nizhinsky

4) Nghệ thuật biên soạn kịch của cơ thể gọi là “sự hy sinh”: Nizhinsky và Hijikata

5) Từ cơ thể kể chuyện đến câu chuyện có tên cơ thể: “Sự phản loạn của thể xác” và “Hosotan” của Hijikata Tatsumi

6) Những vấn đề của sự phát triển mang tính thế giới của “Vũ điệu hắc ám”

Tài liệu tham khảo
1. Vaslav Nijinsky, The Diary of Vaslav Nijinsky (Unexpurgated)
2. Antonin Artaud, The theatre and its double
(translated from the French by Mary Caroline Richards.New York : Grove Press, c1958) (le théâtre et son double, Paris : Gallimard).
3. Maurice Merleau-Ponty, Le visible et l'invisible, Gallimard.
4. Laurence Louppe, Poétique de la danse contemporaine, Contredanse, 2000.
5.Hijikata Tatsumi, In Prison (and other texts), translated by N. Kurihara, in Drama Review(The), N°165, New-York, spring 2000.
6. Sally Banes, Terpsichore in sneakers : post-modern dance, Boston : Houghton Mifflin, 1980.
7.Odette Aslan (dir.), Butô(s). Paris : CNRS, 2002.
8. Antonin Artaud, “Sân khấu và thân phận của nó” (Tuyển tập Antonin Artaud, tập I), Ando Shin’ya dịch, Tokyo, NXB Hakusuisha, 1996, 247 trang. 9. Hajikata Tatsumi, “Tổng tập Hajikata Tatsumi”, Tokyo, NXB Kawadeshobo, 2005, 2 tập.
10. Bảo tàng mỹ thuật Okamoto Taro thành phố Kawasaki & Trung tâm nghệ thuật Đại học Keio Gijuku biên soạn, “Vũ điệu của Hijikata Tatsumi: Thuyết tồn tại của cơ thể siêu hiện thực của nhục thể”, Tokyo, NXB Đại học Keio Gijuku, 2004, 198 trang (có kèm đĩa CD)
11. Kuniyoshi Kazuko, “Y phục của giấc mơ, cái chum của ký ức: Múa và chủ nghĩa hiện đại”, Tokyo, NXB Shinshosha, 2002
12. Yamaguchi Yoko, “Thi học của cơ thể múa: Biểu tượng múa của thời cận đại”, Nagoya, NXB Đại học Nagoya, 2006, 313 trang, 22 cm.
13. Suzuki Sho, “Trò hề của thần thánh trong sân khấu của Nijinsky”, Tokyo, NXB Shinshosha, 1998