Forum and intensive lectures at Nanjing University/Khóa học tập trung Đại học Nam Kinh
“Shakespeare và vấn đề biểu tượng”, Kawai Shoichiro (Sân khấu-văn học Anh)
Bài giảng này trước tiên được bắt đầu bằng biểu tượng “sân khấu là tấm gương được dựng lên trước tự nhiên” và biểu tượng “nhìn bằng con mắt của tâm hồn” xuất hiện trong vở “Hamlet” của Shakespeare, sau đó trình bày về sự khác biệt giữa sự thật khách quan và sự thật chủ quan, sự khác nhau giữa “con mắt của tâm hồn” và “con mắt của camera” (camera eye), từ đó đi tới nội dung về sự khác biệt giữa chủ nghĩa hiện thực và kịch Shakespeare. Nếu xem xét thông qua lăng kính sân khấu hiện đại, kịch Shakespeare khác với kịch có từ trước đó. Nếu ta đọc văn bản mà tách rời nó ra khỏi nền văn hóa sản sinh ra nó thì sẽ đưa tới sự hiểu nhầm và vì thế ngày nay- thời kỳ hậu lý thuyết, ta cần suy nghĩ đến tầm quan trọng của “văn hóa”, “tác giả” ở ngoài kịch bản. Nghĩa là thời kỳ ca tụng “cái chết của tác giả” đã chấm dứt.
1) “Con mắt của tâm hồn” trong vở “Hamlet”
2) Hình ảnh bất quy tắc (anamorphose) thời Phục Hưng
3) “Tấm gương” sân khấu – Sự khác biệt của các dạng thức sân khấu
4) Sự khác biệt văn hóa của khái niệm “vở kịch”
5) Vấn đề tác giả (authorship), người viết là ai?
6) Văn bản là gì? Tác giả là gì? Vấn đề tiểu sử
Tài liệu tham khảo
*William Shakespeare, Hamlet
*Jurgis Baltrusaitis, Anamorphic Art
*Stephen Greenblatt, Will In The World: How Shakespeare Became Shakespeare
*Peter Ackryod, Shakespeare: The Biography
*Samuel Schoenbaum, Shakespeare: A Documentary Life
*John Michell, Who Wrote Shakespeare?
*Shakespeare ( Kawai Shoichiro dịch), “Hamlet” (Bản dịch mới), NXB Kadokawa Bunko
*Stephen Greenblatt (Kawai Shoichiro dịch), “Câu chuyện thành công kinh ngạc của Shakespeare”, NXB Hakusuisha