【Kế hoạch】
Ngày 14.04.2008 (Thứ 2)
Kato Teruyuki (Viện nghiên cứu động đất), Tổng quan về đặc trưng thiên tai của châu Á và giới thiệu tổng quan môn học
Ngày 21.04.2008 (Thứ 2)
Tsukuda Tameshige (Viện nghiên cứu động đất), Cơ chế hình thành động đất và động đất ở châu Á
Ngày 28.04.2008 (Thứ 2)
Kabeyasawa Toshimi (Viện nghiên cứu động đất), Những hủy hoại về nhà cửa do động đất ở châu Á và kiến trúc chống động đất
Ngày 12.05.2008 (Thứ 2)
Tsuji Yoshinobu (Viện nghiên cứu động đất), Cơ chế hình thành sóng thần và sóng thần ở châu Á.
Ngày 19.05.2008 (Thứ 2)
Nakada Setsuya (Viện nghiên cứu động đất), Cơ chế phun trào của núi lửa và núi lửa ở châu Á
Ngày 26.05.2008 (Thứ 2)
Haruyama Shigeko (Đại học Mie), Lũ lụt và nông nghiệp
Ngày 02.06.2008 (Thứ 2)
Kanae Shinjiro (Viện kỹ thuật sản xuất), Vấn đề trái đất nóng lên và lũ lụt
Ngày 09.06.2008 (Thứ 2)
Sekiya Naoya (Đại học Toyo), Tâm lý thiên tai
Ngày 16.06.2008 (Thứ 2)
Takano Kiyoshi (Khoa Truyền thông liên ngành), Thiên tai và thông tin
Ngày 23.06.2008 (Thứ 2)
Nishi Yoshimi (Khoa Nghệ thuật và Khoa học), Sóng thần động đất ở Indonesia và vấn đề xã hội
Ngày 30.06.2008 (Thứ 2)
Nakanishi Hisae (Đại học Nagoya), Thiên tai và vấn đề giới
Ngày 07.07.2008 (Thứ 2)
Suzuki Koji (Trung tâm phòng chống thiên tai châu Á), Thiên tai ở châu Á và đóng góp quốc tế
Ngày 14.07.2008 (Thứ 2)
Shirahama Tatsuoki (Tổ chức phi chính phủ về y tế cấp cứu quốc tế và hỗ trợ vệ sinh), Thiên tai và y tế
*Chương trình có thể có thay đổi.
【Mục tiêu – Tóm tắt bài giảng】
Thiên tai có nhiều loại hình khác nhau nhưng đặc biệt ở châu Á, loại hình và tần số thiên tai nhiều, luôn có ảnh hưởng lớn đến xã hội con người. Châu Á cũng là một khu vực rất khác biệt đối với toàn thể nhân loại ở chỗ châu Á có mật độ dân số cao và nền kinh tế cũng phát triển nhanh. Do đó, đối với xã hội và con người sinh sống ở châu Á, bao gồm cả Nhật Bản, ứng phó với thiên tai như thế nào và gắn kết với các loại hình thiên tai như thế nào là một vấn đề hết sức quan trọng của toàn thể nhân loại. Ở ngay chính châu Á, Nhật Bản không chỉ là quốc gia có kinh nghiệm phong phú về vấn đề thiên tai mà trình độ nghiên cứu học thuật và kỹ thuật phòng chống thiên tai cũng đạt tới trình độ cao. Do đó, các quốc gia châu Á rất quan tâm đến việc nghiên cứu học thuật và du nhập kỹ thuật phòng chống thiên tai từ Nhật Bản.
Bài giảng này sẽ bắt đầu từ phần khái niệm, trình bày khái quát về cơ chế phát sinh, đưa ra những ví dụ về từng loại hình thiên tai, đồng thời bài giảng sẽ được các giảng viên có liên quan thực hiện với hình thức sắp xếp nhiều nội dung riêng rẽ theo một chủ đề chung. Các giảng viên sẽ trình bày về mối quan hệ với xã hội con người như các khía cạnh của thiên tai, những vấn đề có liên quan đến việc tái thiết sau thiên tai hoặc kỹ thuật phòng chống thiên tai. Các giảng viên đến từ nhiều lĩnh vực đa dạng, bao gồm cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội, tiến hành bài giảng kết hợp cả hai lĩnh vực này. Thông qua các giờ giảng sẽ nâng cao hiểu biết về thiên tai ở châu Á, đồng thời suy nghĩ về những vấn đề có liên quan đến việc tái thiết sau thiên tai và phòng chống thiên tai, và cùng nhau suy nghĩ xem cần làm gì để xây dựng một xã hội mạnh mẽ trước thiên tai và chúng ta có thể đóng góp gì cho việc tái thiết sau thiên tai và phòng chống thiên tai.
*Từ khóa của bài giảng: Châu Á, Thiên tai, Phòng chống thiên tai, Tái thiết, Xã hội an tâm-an toàn
【Kế hoạch bài giảng】
Về từng mục dưới đây, các giảng viên phụ trách sẽ giảng bài từ 1-2 buổi. Sau đó, vào cuối buổi giảng sẽ dành thời gian để thảo luận.
1. Tổng quan: Đặc trưng của thiên tai ở châu Á
“Thiên tai” là gì? Tiến hành định nghĩa và dựa trên những tư liệu thống kê để trình bày về đặc trưng của thiên tai ở châu Á.
2. Cơ chế phát sinh động đất và thiên tai
Trình bày tổng quan động đất là gì, cơ chế phát sinh của nó. Sau đó đưa ra một số trận động đất ở châu Á và trình bày khái quát về đặc trưng và các khía cạnh của loại hình thiên tai
3. Cơ chế phát sinh sóng thần và thiên tai
Trình bày khái quát về thế nào là sóng thần, tại sao lại xảy ra sóng thần, cơ chế của nó. Sau đó, đưa ra một vài trận sóng thần xảy ra gần đây ở châu Á và trình bày khái quát về đặc trưng và các khía cạnh của loại hình thiên tai.
4. Cơ chế phát sinh phun trào núi lửa và thiên tai
Trình bày khái quát về thế nào là phun trào núi lửa, quá trình hình thành núi lửa và cơ chế phun trào. Sau đó đưa ra một số trận phun trào núi lửa ở châu Á và trình bày khái quát về đặc trưng và các khía cạnh của loại hình thiên tai.
5. Cơ chế phát sinh lũ lụt và thiên tai
Ở châu Á, lũ lụt xảy ra với tần suất lớn. Cùng với việc khái quát về lý do tại sao lũ lụt xảy ra và cơ chế của nó, đồng thời khảo sát về bối cảnh xã hội, văn hóa.
6. Thay đổi khí hậu và thiên tai
Chỉ ra khả năng các cơn bão và lũ lụt sẽ xảy ra nhiều do sự biến đổi của khí hậu kéo theo quá trình nóng lên của trái đất. Trình bày khái quát về cơ chế biến động khí hậu như vậy và những tác động ở châu Á
7. Kỹ thuật phòng chống thiên tai (đặc biệt là kỹ thuật chống động đất)
Người ta thường nói “động đất không phải là thứ giết chết con người mà là các tòa nhà giết con người”. Để giảm nhẹ mức độ thiệt hại của động đất thì việc tăng cường khả năng chống động đất của các tòa nhà là không thể thiếu. Xem xét các tiêu chuẩn chống động đất là gì, vấn đề là ở đâu.
8. Thiên tai và thông tin
Việc chia sẻ thông tin để giảm thiểu thiệt hại thiên tai là rất cần thiết. Tuy nhiên, đặc biệt sau khi thiên tai xảy ra, việc truyền đạt thông tin trở nên khó khăn. Bài giảng này trình bày lý do tại sao và hiện đang xem xét đến những phương sách như thế nào.
9. Những chủ đề và vấn đề khác có liên quan
Để giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai và tái thiết thì cần có hiểu biết tổng hợp ở nhiều lĩnh vực và hành động. Đối với những thiên tai có tần suất thấp như động đất, sóng thần thì có một vấn đề đặc thù là truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau. Sau khi chỉnh lý lại những vấn đề này sẽ tiến hành thảo luận về việc chúng ta nên làm gì và có thể làm gì để giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây ra ở châu Á.
【“Phương pháp giảng bài”】
Dự kiến sẽ tiến hành giờ học theo hình thức sắp xếp nhiều nội dung riêng rẽ vào một chủ đề chung, tiến hành thảo luận tự do vào cuối bài giảng (vào cuối các buổi học hay vào buổi cuối cùng thì chưa xác định)