EALAIEAST ASIA LIBERAL ARTS INITIATIVE
tiêng Viêt
Counter:

Lectures

Bài học về sự cộng sinh – Từ góc độ từ trường Đông Á

banner_index01.jpg

Tóm tắt bài giảng

Đây là bài giảng tập hợp đa lĩnh vực (omunibus) do EALAI (Tổ chức phát triển giáo dục đại cương Đông Á) và UTCP (Trung tâm nghiên cứu triết học quốc tế vì sự cộng sinh) đồng tổ chức. Chúng ta luôn luôn tồn tại cùng với người khác. Người khác phải chăng là tất cả nhunữg tồn tại khác biệt với bản thân chúng ta và đôi khi có lẽ đó là một cái ta khác cư ngụ trong bản thân ta. Không có gì bảo đảm rằng ngay từ đầu, người khác đã là một người hoàn toàn khác biệt, tương phản với ta và từng người khác cũng là những tồn tại ổn định, cần được dán nhãn một cách rõ ràng. Bản thân việc giả định cả “ta” và “người khác” hoàn toàn là một người nào đó phải chăng là sự đối đãi đầy bạo lực đối với người khác. Ở ý nghĩa nào đó, chúng ta “đang cộng sinh” với người khác. Nếu như vậy, để thể hiện ý kính trọng cao nhất đối với sự tồn tại và tôn nghiêm của người khác, cũng như có cách ứng xử đúng đắn đối với mối quan hệ đó, chúng ta nên suy nghĩ đến điều gì và cư xử như thế nào? Chúng tôi muốn xem xét đến vấn đề thế nào là sự cộng sinh trên cơ sở nhìn nhận khu vực Đông Á mà chúng ta đang sống là một từ trường. Đó cũng là bài học để chúng ta sống tốt hơn.

Thời gian và giảng đường

Tiết 2 thứ 6 / Giảng đường: phòng 1108

Links

EALAI
UTCP


*Sau khi đã xác nhận thông tin cụ thể, những sinh viên có nguyện vọng hãy đăng ký tại UTask-Web

Ngày 12/10Buổi 1. Giới thiệu môn họ
Ngày 19/10Buổi 2. Kajitani Shinji (PGS Đại học Tokyo) “Tự nhiên và tính quy phạm (1) ~Trẻ bú sữa mẹ có tự nhiên không?”
【Nội dung bài giảng buổi 2&3&4】
“Tự nhiên” không phải là lĩnh vực đối tượng như là động vật, thực vật mà nó gắn kết một loại tính quy phạm. Vậy, đó là quy phạm ở ý nghĩa như thế nào? Bài giảng này sẽ xem xét và thảo luận về vấn đề này từ nhiều quan điểm như sữa mẹ, cái chết, mối quan hệ với tự nhiên.
Ngày 26/10Buổi 3. Kajitani Shinji (PGS Đại học Tokyo) “Tự nhiên và tính quy phạm (2) Thế nào là cái chết tự nhiên?)
Ngày 2/11Buổi 4. Kajitani Shinji (PGS Đại học Tokyo) “Tự nhiên và tính quy phạm (3) Có thể có mối quan hệ một cách tự nhiên với tự nhiên hay không?”
Ngày 9/11Buổi 5. Nakajima Takahiro (PGS Đại học Tokyo) “Thực tiễn của sự cộng sinh (1) – Khoa học và tôn giáo”
【Nội dung bài giảng】
Xem xét lại những tranh luận liên quan đến khoa học và tôn giáo ở Đông Á thời cận đại trong bối cảnh hậu Fukushima.
Ngày 16/11Buổi 6. Nakajima Takahiro (PGS Đại học Tokyo) “Thực tiễn của sự cộng sinh (2): Trung Quốc và nữ giới”
【Nội dung bài giảng】
Khảo sát về hình tượng nữ ở Trung Quốc cận đại qua các tác phẩm văn học của Lỗ Tấn và phim “Hài tử vương” của Trần Khải Ca.
Ngày 20/11Buổi 7. Ishihara Koji (PGS Đại học Tokyo) “Triết học về những trở ngại trong sự cộng sinh (1)”
(Học vào thứ 3, đổi buổi cho thứ 6)
Khách mời: Arai Yuki (Hiệp hội Chấn hưng Học thuật Nhật Bản)>【Nội dung bài giảng của khách mời】
Chủ đề: Khuyết tật và biểu hiện cá nhân: Suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề những người khuyết tật biểu hiện cá nhân thông qua văn học và mỹ thuật. Đặc biệt, sẽ nắm bắt về biểu hiện cá nhân của những người bị thương tổn thần kinh không chỉ từ quan điểm y học như “trị liệu”, “phục hồi chức năng” mà còn xem xét về vai trò của họ từ quan điểm xã hội, văn hóa.
Ngày 7/12Buổi 8. Ishihara Koji (PGS Đại học Tokyo) “Triết học về những trở ngại trong sự cộng sinh (2)”
Khách mời: Inahara Minae (Bộ môn nghiên cứu triết học cộng sinh Uehiro, UTCP)
【Nội dung bài giảng của khách mời】
Đối với chúng ta, nỗi đau là gì? Nỗi đau mà chúng ta trải qua trong cuộc sống thường ngày rất đa dạng. Khi cảm nhận nỗi đau, chúng ta được đặt trong tình trạng như thế nào? “Nỗi đau” có phải là cảm giác chủ quan mà chỉ bản thân ta cảm nhận được hay là cảm giác khách quan có thể được định lượng nhờ một ngành khoa học nào đó và tất cả mọi người cùng chia sẻ? Trong giờ học này, với việc coi nỗi đau như là một cảm giác chủ quan hoàn toàn của người bệnh, chúng ta sẽ nắm bắt nỗi đau từ phương diện “đương sự” có nỗi đau trên thực tế, tức là từ quan điểm khác với “nỗi đau” là cảm giác khách quan trong y học.
Ngày 14/12Buổi 9. Ishihara Koji (PGS Đại học Tokyo) “Triết học về những trở ngại trong sự cộng sinh (3)”
Khách mời: Mukaiyachi Noriaki (Tổ chức phúc lợi xã hội Urakawa Bethel, phòng khám Hida)
【Nội dung bài giảng của khách mời】
Tôi muốn giới thiệu những người bị chứng bệnh ảo tưởng và những nghiên cứu về đương sự mà chúng tôi đang tiến hành. Nghiên cứu đương sự là hoạt động cùng với bạn bè và người hỗ trợ thảo luận về cách giúp đỡ của bản thân mình, phương pháp cải thiện sinh hoạt với khẩu hiệu “hãy cùng nghiên cứu” về những khó khăn, khổ nhọc xảy ra trong nhiều tình huống như bệnh trạng, sinh hoạt, quan hệ con người... và vận dụng chúng vào trong thực tế.
Ngày 21/12Buổi 10. Ishii Tsuyoshi (PGS Đại học Tokyo) “Ai là người tốt? Con người và luân lý trong bộ phim “Trường Giang Ai Ca” (1)
【Nội dung bài giảng buổi 11&12&13】
Xem phim “Trường Giang Ai Ca” (tiêu đề ban đầu “Tam hiệp hảo nhân”) của Giả Chương Kha - tác phẩm tiêu biểu cho điện ảnh Trung Quốc hiện nay để suy ngẫm về “cuộc sống” của con người đang bị cuốn vào trong những cơn sóng lớn của văn minh hiện đại, chính trị, kinh tế, xã hội.
Ngày 11/1Buổi 11. Ishii Tsuyoshi (PGS Đại học Tokyo) “Ai là người tốt? Con người và luân lý trong bộ phim “Trường Giang Ai Ca” (2)
Ngày 18/1Buổi 12. Ishii Tsuyoshi (PGS Đại học Tokyo) “Ai là người tốt? Con người và luân lý trong bộ phim “Trường Giang Ai Ca” (3)
Ngày 25/1Buổi 13. Tổng kết

【Hồ sơ giảng viên】
◆Kajitani Shinji
PGS Đại học Tokyo. Thành viên của UTCP. Lĩnh vực chuyên môn: triết học (đặc biệt là hiện tượng học), văn hóa so sánh, lịch sử y học (đặc biệt là quá trình cận đại hóa từ thời Edo đến thời Minh Trị). Hiện đang khảo sát xem nhunữg sự vật hiện tượng khác biệt về chủng loại, thời kỳ có mối liên quan, công sinh như thế nào trên cơ sở chú tâm đến cấu trúc đa tầng, đa nguyên của những tri thức liên quan đến các sự vật hiện tượng trong xã hội và mỗi cá nhân.

◆Nakajima Takahiro
PGS Đại học Tokyo. Thành viên của UTCP. Tốt nghiệp khoa Luật Đại học Tokyo, hoàn thành chương trình Tiến sĩ chuyên ngành Triết học Trung Quốc, trường Sau đại học nghiên cứu về Khoa học Nhân văn thuộc Đại học Tokyo. Là nhà nghiên cứu triết học Trung Quốc. Hiện đang nghiên cứu về những đề tài chính như giải cấu trúc triết học Trung Quốc, thực tiễn của sự cộng sinh. Các công trình nghiên cứu chủ yếu: "Triết học của cái ác-Sức tưởng tượng của triết học Trung Quốc" (Nxb Chikuma), "Thực tiễn của sự cộng sinh- Nhà nước và tôn giáo" (Nxb Đại học Tokyo), "Triết học (chủ nghĩa nhân văn)" (Nxb Iwanami shoten), "Trang Tử- hãy biến thành gà và báo thời gian" (Nxb Iwanami shoten), "Dư hưởng của Triết học Trung Quốc - Ngôn ngữ và chính trị" (Nxb Đại học Tokyo), "Practicing Philosophy between China and Japan" (UTCP), "Giải giảng và trùng kiến-Khả năng của triết học Trung Quốc" (UTCP), "The Chinese Turn in Philosophy" (UTCP)…

◆Ishihara Koji
PGS Đại học Tokyo. Thành viên của UTCP. Hoàn thành chương trình tiến sĩ trường Sau đại học về Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Tokyo. Chuyên ngành về triết học khoa học kỹ thuật, đạo đức học trong khoa học kỹ thuật, hiện tượng học. Gần đây đang tiến hành nghiên cứu về triết học trong tâm thần học và “nghiên cứu đương sự”. Các công trình nghiên cứu chính: Sean Gallager-Dan Zahavi, "Tâm hồn mang tính hiện tượng học: Nhập môn triết học của tâm hồn và khoa học nhận thức" (Ishihara Koji, Miyahara Katsunori, Ikeda Takashi, Boku Sutetsu dịch, Nxb.Keiso shobo, 2011); Ishihara Koji, Kono Tetsuya (Chủ biên) "Triển khai đạo đức học khoa học kỹ thuật" Nxb Đại học Tamagawa, 2009; Bộ sách Iwanami Koza, "Triết học", quyển 5, Nxb Iwanami Shoten (viết chương 5 'Tâm hồn, Não, máy móc'), 2008…

◆Arai Yuki (Khách mời)
Nghiên cứu viên Hiệp hội Chấn hưng Học thuật Nhật Bản (PD). Hoàn thành chương trình tiến sĩ trường Sau đại học về Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Tokyo. Tiến sĩ (văn học). Chuyên ngành văn học cận hiện đại Nhật Bản và lý luận văn hóa người khuyết tật. Các công trình nghiên cứu: (Viết riêng) "Khuyết tật và văn học – từ 'Shinonome' đến 'Aoi shiba no kai'", Nxb Gendaishokan; "Văn học của sự cách ly – Lịch sử biểu hiện cái tôi ở trại phong", Nxb Shoshin Ars; (Viết chung) "Kỳ hình ra hiệu – Khuyết tật học trong biểu hiện và văn hóa", Nxb Seikatsu shoin…

◆Inahara Mie (Khách mời)
Nghiên cứu viên chương trình Uehiro UTCP. Là trẻ sinh non. Bị bại não cấp độ nhẹ (dạng Athetosis) do trình trạng thiếu không khí trong lồng kính. Sau khi tốt nghiệp khoa Xã hội trường Nhân văn Đại học Newcastle (Úc) đã học tiếp lên bậc sau đại học, được trao bằng danh dự. Sau đó sang Anh, hoàn thành chương trình tiến sĩ chuyên ngành Triết học trường Đại học Hull. Chuyên môn: Lý thuyết về thể xác, lý luận về nữ quyền, hiện tượng học, triết học về sự khuyết tật. Các công trình nghiên cứu chính: "Abject Love:Undoing the Boundaries of Physical Disability", VDM-Verlag, Đức, 2009; 'This Body Which is Not One:The Body, Femininity and Disability',"Tạp chí Body & Society"Vol.15, No.1, pp.47~pp.62, SAGE, Anh, 2009...

◆Mukaiyachi Noriaki(Khách mời)
Sinh tại thị trấn Urakawa ở Hokkaido. Từ khi sinh ra đã sống tại “Urakawa Bethel no ie” - trung tâm hoạt động khu vực của những người bị tâm thần do kinh doanh - do bố mẹ ông thành lập và điều hành. Năm 2006, ông tốt nghiệp chuyên ngành Xã hội học, Khoa Đại cương trường Đại học Cơ đốc quốc tế. Sau khi tốt nghiệp đại học, cùng với những người bạn từng bị tâm thần, ông đã thành lập Công ty cổ phần MC Median ở Ikebukuro. Tham gia công tác hỗ trợ người tâm thần sống lang thang trên hè phố ở khu Ikebukuro. Sau lần gặp gỡ tổ chức phi lợi nhuận (NPO) Tenohashi (người đại diện: bác sĩ chuyên khoa tâm thần Morikawa Suimei) chuyên hỗ trợ người vô gia cư ở khu Ikebukuro, ông đã tham gia công tác hỗ trợ người tâm thần sống lang thang trên hè phố. Saukhi thành lập Trung tâm Bethebukuro (ghép từ hai chữ Ikebukuro và Bethel), ông đã xây dựng các trung tâm: “Familia cuộc sống chung”, “Grape Home Shizuku”…Ông cũng hoạt động với vai trò là nhân viên của Hida Clinic thuộc Tổ chức y tế Umyokai và năm 2009, ông trở thành người quản trị tổ chức này. Ông cũng tiến hành “nghiên cứu đương sự” về những người được sinh ra ở Bethel. Hiện nay, ông đang thực hiện chương trình nghiên cứu đương sự định kỳ tại phòng khám Chùa Kazoji ở Gunma và bệnh viện Yowa ở Nerima.

◆Ishii Tsuyoshi
PGS Đại học Tokyo. Thành viên UTCP. Tốt nghiệp khoa Kinh tế Chính trị thuộc Đại học Waseda. Hoàn thành chương trình tiến sĩ trường Sau đại học về Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Tokyo. Chuyên ngành Triết học, Lịch sử tư tưởng cận đại Trung Quốc. Hiện đang nghiên cứu về mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, cá nhân với thời đại, cá nhân với lịch sử trên cơ sở lý giải các văn bản được viết bằng tiếng Trung. Các công trình chính: (Dịch) "Sự ra đời và hình thành tư tưởng Trung Quốc cận đại" (Vương Huy, Nxb Iwanami shoten, 2011); (Viết chung) Okuzaki Yuji (Chủ biên), "Minh Thanh là thời đại như thế nào? – Luận tập về lịch sử tư tưởng", Nxb Kyuko shoin, 2006.
Giới thiệu nội dung môn học