Tiết 5 ngày Thứ 6 Phòng 120, Tòa nhà số 1
Giáo viên: Ishii Tsuyoshi
Bàn về “nơi” hình thành giá trị cổ điển: Đông Á cổ điển và hiện đại
Giá trị cổ điển, kinh điển thường được nhìn nhận và đánh giá trong những trường hợp nào? Vương Quốc Duy (1877-1927), một trong những tri thức tinh thông kinh điển thời cận đại của Trung Quốc, từng nói giá trị thẩm mĩ của những thứ cổ nhã nằm trong cái đẹp mang tính nghệ thuật tách biệt với cái đẹp của tự nhiên, và cho rằng “ Khi đánh giá cái gì đó là cổ nhã thực chất là chúng ta đứng trên quan điểm hiện đại để phán xét chúng”. Vậy sau thời cận đại tại các vùng ở Đông Á, cổ điển - kinh điển đã được sinh ra trong bối cảnh nào? Và những điều kiện, những yếu tố hiện đại để nhìn nhận giá trị của những cái cổ nhã đang biến đổi ra sao? Các bạn có muốn cùng với những nhà nghiên cứu của 4 trường đại học ở Đông Á (Đại học Bắc Kinh, Đại học Seoul, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Tokyo) tìm hiểu về ý nghĩa của những giá trị cổ điển trong cuộc sống của chúng ta không?
Phạm Văn Khoái
Phó giáo sư tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Hán nôm. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự thay đổi trong mối quan hệ đa tầng giữa Hán văn và Tiếng Việt thời kỳ tiền cận đại ở Việt Nam và hiện đang quan tâm đến vai trò của kinh điển Nho gia trong thời hiện đại. Những sách đã xuất bản gồm có “Một số vấn đề chữ Hán thế kỷ XX”, “ Khổng phu tử và Luận ngữ” (đều bằng tiếng Việt)...
Wang Shouchang
Giáo sư đại học Bắc Kinh. Từ năm 1980, ông đã tham gia trực tiếp vào phong trào phổ biến văn hóa truyền thống do cá nhân tổ chức có tên “Trường văn hóa Trung Quốc”. Ông cũng là một trong những nhà biên tập tạp chí “Người học” - được coi là khâu chuẩn bị về mặt tư tưởng cho phong trào học thuật, quốc học ở Trung Quốc trong thập niên 90.
Cho Kwanja
Giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu Nhật bản Đại học Seoul. Bà đã viết những sách bằng tiếng Nhật như “Giao thoa văn hóa giữa Triều tiên thuộc địa và đế quốc Nhật – Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đế quốc” (NXB Yushisha, 2007)... Hiện bà vẫn tiếp tục nghiên cứu về “tri thức” dưới thời thuộc địa của đế quốc Nhật, và có những luận khảo về phong trào chấn hưng cổ điển trên bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn này. Ngoài ra, trong những năm gần đây, bà cũng quan tâm đến vấn đề “Phục hưng cổ điển” của trường phái lãng mạn Nhật Bản nhằm tìm ra bức tranh toàn cảnh về tình hình văn hóa ở Đế quốc chính quốc và nước thuộc địa.
Shinada Yoshikazu
Từng ra những sách như “Phát minh Vạn diệp tập – Kinh điển của chủ nghĩa dân tộc và hệ thống văn hóa” (NXB Shinyosha, 2001).Tác phẩm của ông từng được dịch sang tiếng Trung, và nhờ đó những trăn trở của ông về giá trị cổ điển ở Đông Á thời cận đại cũng được biết đến rộng rãi trong khu vực. Ông vừa nhìn nhận lại một cách khách quan khung nhận thức về nền văn học cận đại của Nhật Bản vừa hướng tới việc làm mới những giá trị quan đã thấm nhuần trong cộng đồng.
Tsutsui Kenji
Tiến sỹ chuyên ngành văn bản cổ điển tại Đại học Main của Đức. Ông sử dụng triệt để tính chính xác của văn bản học khi tiếp cận với Kinh thánh học, văn học Thiên chúa giáo cổ đại và đưa ra nhiều luận điểm mới quan trọng liên quan đến quá trình hình thành kinh điển Thiên chúa giáo, trong đó có cuốn Kinh Tân ước. Sách của ông có “Chủ nghĩa Gnosis: Tư tưởng dị đoan của Thiên chúa giáo cổ đại” (Tuyển tập của NXB Koudansha, 2004)
Mitsui Takashi
Hiện đang tiến hành khảo sát song song sự phát triển của chính sách, phong trào ngôn ngữ trên bán đảo Triều Tiên thời kỳ cận hiện đại và sự hình thành khái niệm “Đông phương” trong nền học thuật cận đại. Đặc biệt, ông đã thu hút được sự chú ý của giới học thuật ở cả hai nước Nhật – Hàn khi đưa ra một khung lí luận mới đi ngược lại với những định thuyết vốn có về thực tế của chính sách đàn áp ngôn ngữ trên bán đảo Triều Tiên dưới thời thuộc địa. Ông viết nhiều luận văn trong đó gồm có, “Ngành lịch sử Đông phương của Nhật Bản đã được hình thành như thế nào – Ngành lịch sử học của Shiratori Kurakichi”, “Phong trào Hangul và truyền thống –‘Huấn dân chính âm’, quyền lực của nước thuộc địa và lịch sử phong trào ngôn ngữ”…
Ishii Tsuyoshi
Phụ trách tổ chức giờ học chuyên đề này. Ông chuyên nghiên cứu về kinh điển học- căn cội của tri thức truyền thống Trung Quốc - đã chuyển biến như thế nào trong quá trình hội nhập với những tri thức triết học phương Tây, cũng như trong quá trình tiếp cận đến tư tưởng cách mạng trong thời cận đại. Hiện ông cũng đang tiến hành điều tra về trào lưu chấn hưng Nho học tại Trung Quốc trong những năm gần đây.
Những lưu ý khi đăng ký môn học: Giờ học được diễn ra theo cả 2 hình thức là giảng bài và thảo luận nên yêu cầu sự tham gia thảo luận tích cực của sinh viên. Nếu số lượng sinh viên đăng ký vượt trên 30 người sẽ tiến hành bốc thăm.
Lần thứ nhất (ngày 15 tháng 10) | Giới thiệu chung |
Lần thứ 2 (ngày 22 tháng 10) | Việt Nam (1) – Bài giảng – Phạm Văn Khoái |
Lần thứ 3 (ngày 29 tháng 10) | Việt Nam (2) – Bài giảng – Phạm Văn Khoái |
Lần thứ 4 (ngày 05 tháng 11) | Nhật Bản (1) Bài giảng – Shinada Yoshikazu |
Lần thứ 5 (ngày 12 tháng 11) | Nhật Bản (2) Thảo luận – Shinada Yoshikazu |
Lần thứ 6 (ngày 19 tháng 11) | Cổ điển học Phương Tây (1) Bài giảng - Tsutsui Kenji |
Lần thứ 7 (ngày 26 tháng 11) | Cổ điển học Phương Tây (2) Thảo luận - Tsutsui Kenji |
Lần thứ 8 (ngày 03 tháng 12) | Trung Quốc - Bài giảng – Wang Shouchang |
Lần thứ 9 (ngày 10 tháng 12) | Trung Quốc (2) Thảo luận – Ishii Tsuyoshi |
Lần thứ 10 (ngày 17 tháng 12) | Hàn Quốc (1) Bài giảng - Cho Kwanja |
Lần thứ 11 (ngày 21 tháng 1) | Hàn Quốc (2) Thảo luận - Mitsui Takashi |
Lần thứ 12 (ngày 26 tháng 1) | Thảo luận chung |