EALAIEAST ASIA LIBERAL ARTS INITIATIVE
tiêng Viêt
Counter:

Lectures

Học kỳ II năm học 2005. Chương trình giai đoạn I Khoa Đại cương Đại học Tokyo – Bài giảng chuyên đề EALAI
SỰ HÌNH THÀNH CÔNG LUẬN Ở ĐÔNG Á

Ý nghĩa của bài giảng

Đối với tương lai của Đông Á và thế giới, việc trong khu vực này có hay không sự tự do trao đổi những tranh luận đa chiều có ý nghĩa quan trọng mang tính sống còn. Ví dụ, dù đang dần xuất hiện với tư cách một cường quốc hữu danh hữu thực thì Trung Quốc chắc chắn cũng đang có những vấn đề như không thể giao tiếp êm thấm với nước ngoài mà trước tiên là các quốc gia láng giềng. Và, ở Nhật Bản và Hàn Quốc dù đang thể chế hóa sự tự do dân chủ thì hiện nay, trong mối quan hệ giữa chính trị, phương tiện truyền thông đại chúng và công nghệ thông tin cũng có những biến đổi. Vậy đâu là khả năng, là vấn đề trong tình hình này,?
Trong bài giảng này, trước tiên chúng ta sẽ xem xét khái quát lịch sử và hiện trạng của “công luận” tại Đông Á, sau đó sẽ nghe các bài nói chuyện của những nhà trí thức đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…, những người đã có nhiều nỗ lực và đóng góp trong lĩnh vực này. Và tôi hy vọng các bạn, những người sẽ gánh vác tương lai của châu Á và thế giới, sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm sau khi nghe và thảo luận trực tiếp với họ.


Chương trình

2005.10.07
Mitani Hiroshi (Khoa Nghệ thuật và Khoa học, Đại học Tokyo), Giới thiệu đề dẫn (Nhật Bản)

2005.10.14
Ji Weidong (Đại học Kobe), Trung Quốc: “Xây dựng sự công khai bằng pháp luật - Hiện trạng xã hội Trung Quốc và những phương diện đánh giá về nhà nước pháp quyền”

2005.10.21
Ji Weidong (Đại học Kobe), Trung Quốc: “Việc xét xử như là diễn đàn của công luận - Xây dựng chế độ kiểu Trung Quốc và phương hướng cải cách tư pháp”

2005.10.28
Xu Jilin (Đại học Sư phạm Hoa Đông), Trung Quốc: “Không gian công luận ở Trung Quốc thời cận đại (1800-1949)”

2005.11.04
Xu Jilin (Đại học Sư phạm Hoa Đông), Trung Quốc: “Giới trí thức và khu vực công ở Trung Quốc hiện đại (1980-2000)”

2005.11.11
Murata Yujiro (Khoa Nghệ thuật và Khoa học) - Wang Hui (Đại học Thanh Hoa), Trung Quốc: “Phong trào bảo vệ môi trường ở Trung Quốc và sự tham gia của dân chúng - Trường hợp phong trào phản đối xây dựng đập Kim Sa Giang - Hổ Khiêu Hạp”

2005.11.18
Wang Hui (Đại học Thanh Hoa), Trung Quốc: “Quốc thoái dân tiến là gì - Trường hợp cải cách chế độ ở một xí nghiệp dệt quốc doanh Trung Quốc”

2005.11.25
Nghỉ (Lễ hội Komaba)

2005.12.02
Đinh Văn Hường (Đại học Quốc gia Hà Nội), Việt Nam: “Cơ cấu hệ thống truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay”

2005.12.09
Đinh Văn Hường (Đại học Quốc gia Hà Nội), Việt Nam: “Vai trò của phương tiện truyền thông đại chúng trong công luận”

2005.12.16
Choi Jiang-Jip (Đại học Korea), Hàn Quốc: “Dân chủ hóa ở Hàn Quốc, Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản”

2006.01.13
Hayashi Kaori (Khoa Truyền thông liên ngành, Đại học Tokyo), Nhật Bản: “Khu vực công và công luận ở Nhật Bản hiện đại – Về tính liên tục và tính phi liên tục”

2006.01.27
Mitani Hiroshi (Người phối hợp: Hyun Moo-am), Thảo luận - “Dân chủ điện tử ở Hàn Quốc và Nhật Bản”


»Tập báo cáo(PDF: 1.8MB)